Tìm hiểu giáo phái phục hưng là gì?

Giáo phái truyền giáo Phục Hưng là gì?

Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng Việt Nam (R.E.M) là Hội Thánh ân tứ độc lập được thành hình từ chức vụ giáo sĩ của Ông Bà Mục Sư Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan trong thập niên 90. Tín lý của Hội Thánh: Đức Chúa Trời Ba Ngôi; Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời; sự cứu rỗi trong danh Cứu Chúa Jesus và quyền năng Chúa Thánh Linh. Khải tượng của Hội Thánh là giảng Tin Lành trong quyền năng Thánh Linh; đem người đau khổ về với Chúa Jesus; cầu nguyện cho sự Phấn Hưng của đất nước; Truyền Giáo Thế Giới. Từ năm 2005, Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng Việt Nam đã được chính quyền thành phố cấp giấy phép sinh hoạt tôn giáo.

Giáo Phái Phục Hưng chi nhánh Gò Vấp
Giáo Phái Phục Hưng chi nhánh Gò Vấp

<<<Xem thêm: Streamer Phàm Phàm quên tắt camera khi đang nude cực HOT>>>
<<<Xem thêm: [LINK] Clip Trần Huyền Châu và bạn trai bị lộ HOT nhất hôm nay>>>

Lịch Sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam

Hội thánh Tin lành Việt Nam được hình thành đã gần một thế kỷ (1911-2006), không do một giáo phái nào truyền giáo, nhưng lại do một Hội Truyền Giáo thuần túy đặt nền tảng, đó là Hội Truyền gíao Phước âm Liên hiệp (The Christian and Missionary Alliance). Quá trình phát triển tuy chậm chạp – vì do có nhiều biến động trong xã hội – nhưng chắc chắn và vững mạnh. Do vậy, hiện nay tuy số tín đồ ít hơn so với các tôn giáo khác tại Việt Nam, nhưng Hội thánh Tin lành vẫn được kể là một trong những tôn giáo lớn.

Tài liệu này nhằm giúp các con cái Chúa có lòng yêu mến và muốn phục vụ Ngài, một cái nhìn khái quát về sự hình thành và phát triển của Hội thánh trong hơn 90 năm qua.

I – GIAI ĐOẠN THĂM DÒ. (1884 -1910)

Vào năm 1884, Hội Truyền Gíao Tin lành cho các nước thuộc địa của Pháp, đã gởi vị Mục Sư đầu tiên đến thành phố Hải Phòng, để tổ chức một Hội thánh cho các tín hữu Tin lành Âu Châu đang sinh sống tại Việt Nam lúc bấy giờ. Số tín đồ này gồm cả dân chính lẫn quân nhân. Sau đó gần 20 năm có thêm 2 Hội thánh khác được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn. Các Hội thánh này được ổn định cho đến ngày 9. 3. 1945, khi quân đội Nhật đảo chánh người Pháp tại Đông Dương. Sự có mặt của Hội thánh Pháp tại Việt Nam không giúp gì được cho sự truyền bá Tin lành cho người Việt Nam. Vì các Mục Sư Pháp chỉ lo chăm sóc cho tín đồ của Hội thánh họ mà không quan tâm đến việc rao truyền Tin lành cho người bản xứ. Trong thời gian này, ông George Bois ghi nhận chỉ có một trung sĩ Việt Nam tên là Dương trong đoàn lính Lê dương của Pháp tin nhận Chúa. Tuy Hội thánh Pháp không tích cực trong việc truyền giảng Tin lành cho người Việt Nam, nhưng sự hiện diện của họ như là một sự chuẩn bị cho những hột giống Tin lành được gieo ra sau này.

Đến năm 1902, Thánh Thơ Công Hội đã gởi ông Bonnet đến thành Phố Tourane (Đà nẵng), sau một thời gian ông này gắng hoạt động tại Sài Gòn mà không có kết quả. Ong Bonnet đã mua một miếng đất nhỏ gần trung tâm thành phố và tạo dựng một căn nhà dùng làm nơi phân phát các sách đạo. Các sách này đều bằng Hán văn, gồm Tân Ước, các sách lẻ và một vài sách chứng đạo. Công tác này không có kết quả trước mắt, nhưng Thánh Thơ Công Hội vẫn kiên trì duy trì, cho đến giữa thập niên 1920 nơi đây đã trở thành trung tâm phát hành văn phẩm Cơ đốc lớn nhất tại Việt Nam.

Ngoài giáo hội Tin lành Pháp và Thánh Thơ Công Hội đã có mặt tại Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp cũng đã có khải tượng truyền giáo cho bán đảo Đông Dương. Năm 1892 và 1893, trong những chuyến đi du lịch, Tiến sĩ A. B. Simpson đã có đến Đông Nam Á. Theo lời yêu cầu của ông mà ông David Lelacheur, Chủ nhiệm của đoàn Truyền Giáo Liên Hiệp tại Á Châu đã đến Sài Gòn trong một thời gian ngắn. Sau đó ông này đã báo cáo cho ông Simpson điều mà ông gọi là “cánh cửa mở tại An Nam”. Báo cáo này đã gây ấn tượng sâu sắc cho ông Simpson. Nhưng lúc bấy giờ chính quyền bảo hộ Pháp không muốn cho những giáo sĩ nào khác ngoài những giáo sĩ Công giáo La mã. Vì vậy tiến sĩ Simpson quyết định thiết lập một trụ sở của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại tỉnh Quảng Tây, thuộc phía nam Trung Hoa. Ong tin rằng nơi này sẽ là đầu cầu để Hội Truyền giáo của ông bước vào Việt Nam. Sau khi một trung tâm truyền giáo được thành lập tại Hoa Nam (Qủang Tây) vào năm 1897, Gíao sĩ C. H. Reeves và bà đã có một chuyến viếng thăm ngắn ngủi thị trấn Lạng Sơn, cũng là một đồn lũy của quân đội Pháp ở phía bắc Việt Nam. Theo báo cáo thì ông bà đã được sĩ quan và binh lính Pháp tiếp đãi rất lịch sự.

Đến năm 1898, một giáo sĩ khác của Hội Truyền giáo Phước Am liên hiệp là ông R. A. Jaffray, đã đi dọc theo sông Hồng để đến Hà Nội. Nhưng ông cũng chưa tìm được điểm tựa để khởi sự hoạt động. Ong nghĩ rằng, có lẽ nếu có một người Pháp quốc tịch Canada hoạt động thì tốt hơn. Vì vậy giáo sĩ Jaffray thuyết phục ông bà Silvian Dayan đến Việt Nam. Hai ông bà đã đến Hải Phòng năm 1902. Nhưng sau một năm lưu ở đó, nhận thấy không thể làm gì khác hơn được, nên họ đã sang Hoa Nam. Không nản lòng, các giáo sĩ tại Hoa Nam đã thử một cách khác. Năm 1905, họ thiết lập một “trạm” truyền giáo tại Lung-Chow, một thị trấn Trung Hoa nằm gần biên giới Việt Trung, thuộc tỉnh Lạng Sơn. Hội Truyền giáo hy vọng qua cửa ngõ này Tin lành sẽ xâm nhập được vào Việt Nam. Tuy nhiên phương cách này cũng không đem lại hiệu quả gì, vì nhà chức trách Pháp kiểm soát thật gắt gao biên giới phía Bắc. Vì vậy, Tin lành vẫn chưa có thể đến với dân chúng Việt Nam được.

Trong giai đoạn này chúng ta thấy sự nổ lực của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp, cũng như tinh thần nhẫn nại của một số các giáo sĩ. Vì sự cứu rỗi linh hồn của mọi người, vì sự mở mang nước Chúa, các giáo sĩ đã không ngại khó khăn, gian khổ, tìm đủ mọi cách để đem Tin lành đến cho dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy mà Tin lành đã có mặt gần một thế kỷ qua trên đất nước thân yêu của chúng ta. Và chúng ta cảm ơn Chúa vì mình được thuộc về những người đã nhận sự sống của Tin lành đó.

II – GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH (1911-1994)

Không nao núng bởi những thất bại trong giai đoạn đã qua, Gíao sĩ R. A. Jaffray cứ kiên trì tìm đủ mọi cách cho đến khi có được một chổ đứng vững tại miền Trung nước Việt.

Vào mùa xuân năm 1911, ông cùng hai giáo sĩ khác là ông Paul M. Hosler và G. Lloyd đến Đà Nẵng (Tourane), thành phố cảng lớn nhất tại miền Trung. Các giáo sĩ đã được ông Bonnet, đại diện Thánh Thơ Công Hội hoan nghênh. Sau khi trao đổi về nhu cầu truyền giáo tại Việt Nam, ông Bonnet bằng lòng chuyển nhượng lại cho Hội Truyền Gíao cơ sở của Thánh Thơ Công Hội tại Đà Nẵng. Ngay sau đó các giáo sĩ trở về Hoa Nam để sắp xếp công việc. Nhưng ông Jaffray được cử vào một chức vụ cao hơn, lo cho cả vùng Đông Nam Á. Còn ông G. Lloyd Hughes thì trở về với Chúa một cách đột ngột. Thế là ông Hosler trở lại Đà Nẵng một mình. Thái độ của nhà chức trách Pháp lúc bấy giờ cũng đã có sự thay đổi. Ong Hosler rất lạc quan và báo cáo về Trung ương rằng: Cho đến nay sự tự do rộng rãi nhất đã được ban cho. Nhưng đồng thời ông cũng bày tỏ mối quan tâm về thái độ của một số Linh mục Công giáo.

Nhận được báo cáo của ông Hosler, tiến sĩ Simpson lập tức kêu gọi những người tình nguyện đến vùng đất mới. Ngay sau đó có một giáo sĩ người Anh, hai người Na Uy, bốn người Gia Nả Đại và hai người Mỹ hưởng ứng lời kêu gọi. Hai trong số các giáo sĩ tình nguyện đã đến cọng tác với ông Hosler vào năm 1912, còn những người khác thì lần lượt đến Đà Nẵng năm 1913 và 1914. Trong thời gian này, với sự giúp đỡ chân tình của ông Bonnet, ông Paul M Hosler khởi sự học tiếng Việt và cố gắng phân phát Kinh thánh Tân Ước, các sách lẻ cũng như các sách chứng đạo khác. Cuối năm 1911, ông Hosler báo cáo đã có người tin Chúa và bằng lòng chịu phép báp têm. Về người Việt Nam được kể là đầu tiên tin Chúa, người ta tin đó là ông Nguyễn Văn Phúc, một nhân viên bán sách của Thánh Thơ Công Hội. Nhưng lại cũng có người cho rằng, đó là một người khác quê ở Hoà Mỹ (Đà Nẵng). Ong này sau khi tin Chúa cũng đã làm chứng cho một thầy phù thủy là ông Phạm Thành. Và ông Phạm Thành đã trở nên một Mục sư của Hội thánh.

Trong thời gian này ông Hosler cũng cố gắng phổ biến một số đoạn Kinh thánh bằng tiếng Việt. Các giáo sĩ cộng tác với ông cũng đã mở thêm được một giáo sở mới tại Hội An (Faifoo), một thị trấn cách Đà Nẵng hơn 30km. Cho đến cuối năm 1914 thì có thêm giáo sở Hải Phòng và Hà Nội.

Tuy nhiên khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1914-1918) thì sự khó khăn cũng xuất hiện. Vào tháng 12. 1915, vị Toàn Quyền Đông Dương đã ký nghị định “cấm mở thêm việc truyền đạo giữa vòng người bản xứ ”, hạn chế số giáo sĩ cũng như giáo sở. Chỉ còn 5 giáo sĩ (2 nam, 3 nữ) được ở tại giáo sở Đà Nẵng mà thôi. Đứng đầu là một giáo sĩ người Gia Nả Đại, ông E. F. Irwin. Thậm chí các giáo sĩ có tên giống tiếng Đức đều phải rời khỏi Việt Nam. Ong bà Hosler và một người tên A. H. Birkel bị buộc phải về nước. Điều này cũng gieo rắc sự sợ hãi trong vòng dân chúng, khiến cho không ai dám đến giáo sở để hỏi đạo nữa.

Dầu được hình thành trong sự khó khăn, nhưng Tin lành tại Việt Nam đã được đặt nền móng. Hội thánh đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng. Và nhà thờ Tin lành đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam cũng chính là nhà thờ Đà Nẵng. Đà Nẵng đã trở thành chiếc nôi của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Sau những khó khăn buổi ban đầu, Tin lành lần lượt được truyền bá rộng rãi ra miền Bắc cũng như được rao giảng trong miền Nam. Tuy còn lắm khó khăn phải vượt qua, nhưng các tôi tớ của Chúa luôn cậy ơn và sức của Ngài để tiến tới, hầu rao giảng ơn cứu rỗi của Chúa cho tất cả mọi người.

III – GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Từ năm 1915 đến 1918 :

Đây là giai đoạn Hội thánh chịu nhiều thiệt thòi sau khi đã được hình thành và khởi sự phát triển. Giáo sở mới mở tại Hội An bị đóng cửa. Hai giáo sĩ phụ trách công việc Chúa tại đây là ông F. A. Soderberg và A. H. Birkel bị trục xuất. Tuy nhiên trong giai đoạn này Hội Truyền giáo đã ghi nhận được những con số thật có ý nghĩa. Năm 1916, đánh dấu sự khởi đầu tăng trưởng của Hội thánh Đà Nẵng. Có thêm 18 người chịu lễ báp têm trong năm này, nâng số tín đồ chính thức của Hội thánh lên 25 người. Một Trường Chúa nhật cũng được ổn định với tổng số học viên là 100.

Dầu bị khống chế bởi nghị định cấm giảng đạo được ban hành 12. 1915, nhưng sau đó nhờ sự giao thiệp rộng rãi của các giáo sĩ còn ở lại, vị Toàn quyền Đông Dương đã ngầm cho phép các giáo sĩ được hoạt động trong một giới hạn nào đó. Ong bà giáo sĩ W. C. Cadman được phép đến thường trú tại Hà Nội. Một số giáo sĩ khác được phép lần lượt đến Đà Nẵng cũng như Hà Nội. Nhưng mãi cho đến ngày đình chiến năm 1918, Hội Truyền giáo mới xem xét đến việc mở cửa lại các giáo sở cũ, cũng như mở thêm các giáo sở mới.

Đến cuối năm 1918 thì Hội thánh Đà Nẵng đã có số tín đồ chính thức là 58 người. Cũng đã mở một Hội thánh nhánh tại Hải Châu, một vùng ngoại thành phía Nam thị xã Đà Nẵng. Tại Hội thánh Hà nội có thêm 4 người chịu lễ báp têm và cũng mở được một Hội thánh nhánh. Tổng số học viên Trường Chúa nhật của 2 Hội thánh Đà Nẵng và Hà Nội lên đến 400 người. Đây là những con số thật được an ủi và khích lệ cho những người hầu việc Chúa lúc bấy giờ.

Những năm ngắn ngủi trong giai đoạn này đã tạo thêm kinh nghiệm cho các giáo sĩ khi hoạt động ở nước ngoài. Nào phải học tiếng bản xứ, phải tế nhị khi tiếp xúc với dân chúng, phải học biết phong tục, tập quán của người địa phương, cũng phải khéo léo khi giao thiệp với chính quyền… Tinh thần phục vụ của họ đã được đền bù xứng đáng bằng những thành quả. Tuy không to tát, nhưng cũng đủ làm ấm lòng những người có nhiệt tâm mở mang nước Chúa trên đất này. Và những kết quả ghi nhận được cũng đã nói lên sự khao khát chân lý của một dân tộc, cho đến lúc bấy giờ vẫn còn sống trong tăm tối của lòng mê tín dị đoan. Sứ điệp được rao giảng từ các giáo sĩ, tuy không mạch lạc, rõ ràng, nhưng đã được sự vận hành của Thánh Linh Chúa khiến cho những người nghe bị bắt phục để trở nên con cái của Đức Chúa Trời.

2. Từ năm 1918 đến 1921

Sau khi cụôc chiến tranh thế giới năm 1914-1918 chấm dứt, hoạt động truyền giáo của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Việt Nam được dễ dàng hơn. Chính quyền Pháp giảm bớt sự nghi ngờ hoạt động của các giáo sĩ. Tuy nhiên Hội Truyền Gíao cũng cẩn thận khi gởi người qua Việt Nam. Những giáo sĩ có tên tiếng Đức bị trục xuất trước đây không được gởi trở lại Việt Nam nữa. Hai người Na Uy được Hội điều đi Trung Hoa. Chỉ có giáo sĩ J. D. Oisen được phép đến Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt. Ong này cùng với giáo sĩ I. R. Stebbins vào Sài Gòn, thành phố lớn nhất Đông Dương, để lo chương trình rao giảng Tin lành tại đó. Kết quả là có hai Hội thánh được thành lập, một cho người Hoa Kiều ở Chợ Lớn và một cho người Việt Nam ở Sài Gòn.

Trong khi đó ở khu vực Đà Nẵng, tuy giáo sở tại Hội An đã bị đóng cửa, nhưng nhiều người dân Hội An và vùng phụ cận khi đến Đà Nẵng đã được nghe Tin lành và bằng lòng tin nhận Chúa. Vì vậy trong thời gian này, tại Hội An đã có 40 tín hữu. Hàng tuần vào mỗi chiều thứ bảy, họ đi bộ đến Đà Nẵng để sáng Chúa nhật thờ phượng Chúa, vì giáo sở tại Hội An vẫn chưa được phép mở cửa lại. Nhưng sau đó nhờ sự khéo léo khi liên hệ với viên Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ, giáo sĩ I. F. Irwin được lời hứa là tín hữu tại Tin lành tại Hội An đựơc dễ dàng hơn khi muốn thờ phượng Chúa. Nhờ vậy, mà tuy giáo sở Hội An vẫn chưa được phép mở cửa lại, nhưng các con cái Chúa không còn bị chính quyền địa phương làm khó dễ nữa khi họ muốn nhóm họp.

Một điểm son cần ghi nhận trong giai đoạn này là nhiệt tâm của Hội Truyền Gíao về sự phát triển của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Nhằm đốc thúc việc truyền bá Tin lành và cũng để thực hiện chính sách tự trị cho Hội thánh địa phương, nên vào năm 1918, một chương trình dạy Kinh thánh nhằm huấn luyện cho người tín đồ Việt Nam, để họ sẵn sàng bước vào công trường thuộc linh đang rộng mở trước mắt, đã được thực hiện. Điều này cũng để đáp ứng yêu cầu của những người tín đồ mới muốn hiểu biết lời của Chúa. Mặc dầu lúc bấy giờ, Kinh thánh chỉ mới được dịch sang tiếng Việt các sách Phúc âm. Một lớp Kinh thánh đã được các giáo sĩ tổ chức dạy vào mỗi buổi trưa từ 12 đến 13 giờ 30. Vì sáng và chiều thì các học viên phải đi làm việc. Còn buổi tối thì dành cho việc truyền giảng Tin lành.

Mãi cho đến tháng 9. 1921, giáo sĩ D. I. Jeffrey mới mở một trường Kinh thánh chính thức thức tại Đà Nẵng, theo khuôn mẫu của trường Thần đạo Nyack thuộc Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Nữu Ước (Mỹ). Chương trình này nhằm đạo tạo những người hầu việc Chúa, đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong tương lai của Hội thánh. Phần thứ ba sẽ nói rõ hơn lãnh vựa này.

3. Từ năm 1922 đến 1927

Tại Hội đồng các giáo sĩ được triệu tập ở Đà Nẵng vào mùa hè năm 1922, Hội Truyền giáo đã đề ra chương trình tự trị tự lập cho Hội thánh Tin lành Việt Nam. Vì lúc bấy giờ nhiều Hội thánh địa phương ở cả 3 miền nước Việt Nam đã khởi sự được hình thành và bắt đầu lớn mạnh. Chương trình tự trị tự lập được thông qua như sau:

Hội thánh nào có đến 10 tín đồ chính thức thì phải dâng hiến để lo những chi phí bất thường của Hội thánh mình.

Hội thánh nào có 15 tín đồ chính thức thì phải tư lo trả lương cho người coi sóc giáo sở.
Hội thánh nào có 25 tín đồ chính thức thì phải phụ trả 1/4 lương của chủ tọa.
Hội thánh nào có 40 tín đồ chính thức thì phải đài tho ½ lương của chủ tọa.
Hội thánh có 60 tín đồ chính thức thì phải đài thọ ¾ lương của chủ tọa.
Hội thánh có từ 80 tín đồ chính thức trở lên thì phải lo tất cả mọi chi phí của Hội thánh mình. (Hội thánh tự lập)

Về hành chánh của Hội thánh địa phương, được bầu cử các chức viên Chấp sự, Ban Trị sự tuỳ theo nhu cầu của Hội thánh như vẫn còn áp dụng hiện nay. Chỉ Hội thánh tự lập mới có quyền mời Chủ tọa cho Hội thánh mình, Chủ toạ các Hội thánh khác do Ban Trị sự Hội Truyền giáo tại Việt Nam bổ nhiệm. Như vậy, quyền tự trị tự lập của một Hội thánh được căn cứ vào nền tài chánh của Hội thánh đó. Qui định nầy được áp dụng cho đến năm 1927, là năm Đại Hội đồng lần thứ nhất của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được triệu tập.

Về sự phát triển của Hội thánh trong giai đoạn nầy được ghi nhận như sau: Đây có lẽ là thời kỳ quan trọng nhất trong việc mở mang công việc truyền giáo tại Việt Nam trước khi Hội thánh Tin Lành Việt Nam được chính thức tổ chức. Tính đến năm 1925 đã có 11 Hội thánh chánh và 2 Hội thánh nhánh được thành lập. Các Hội thánh chánh có chủ tọa là những người xuất thân từ Trường Kinh Thánh Đà Nẵng. Riêng Hội thánh Đà Nẵng là Hội thánh Việt Nam đầu tiên đạt tiêu chuẩn tự trị tự lập, với số tín đồ chính thức là 115 người.

Tính đến cuối năm 1927 Hội thánh Tin lành Việt Nam đã có số tín đồ chính thức là 4236 người thuộc 74 Hội thánh chánh và nhánh. Số tín đồ chính thức tăng trưởng theo mức độ như sau: Năm 1921 chỉ có 180 tín đồ chính thức. Đến năm 1924 có 1671. Năm 1925 có 2939. Năm 1927 có 4236. Sự phát triển của Hội thánh Mỹ Tho là một trường hợp đặc biệt được ghi nhận: ngày 1. 1. 1925 chỉ có 27 tín đồ chính thức. Nhưng đến cuối năm thì số tín đồ chịu báp têm gia nhập vào Hội thánh là 1017 người.

Nhìn chung thì sự tăng trưởng mau nhất xảy ra trong khu vực tỉnh Qủang Nam – Đà Nẵng. Điều kiện kinh tế khả quan trong khu vực này đã giúp cho các Hội thánh sớm đạt đến sự tự trị tự lập. Đồng thời từ trong các Hội thánh này cũng có một số đông người dâng mình hầu việc Chúa, đáp ứng cho nhu cầu Hội thánh đang phát triển.

4. Từ năm 1927 đến 1941

Sau 16 năm khai khẩn và gieo giống, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Đông Dương đã đạt được mục tiêu thứ nhất của mình: hình thành sự tổ chức cho Hội thánh Tin lành Việt Nam. Vào tháng 3. 1927, Đại hội đồng đầu tiên của Hội thánh được triệu tập tại Đà nẵng. Hội đồng này qui tụ đại biểu của tất cả các Hội thánh địa phương đã được thành lập trên toàn cõi Đông Dương. Bắt đầu từ năm 1924, hàng năm cũng có những Hội đồng bồi linh được triệu tập tại Đà Nẵng. Nhưng đến năm 1927 thì Hội đồng này đã trở thành Đại hội hành chánh của Hội thánh. Một vài con số sau đây được ghi nhận trong giai đoạn này về sự phát triển của Hội thánh:

– Năm 1928 Hội thánh Tin lành Việt Nam chia thành 2 hạt gồm: (1) Địa hạt Bắc Trung bộ (Từ tỉnh Ninh Thuận trở ra miền Bắc); (2) Địa hạt Nam bộ (Từ tỉnh Bình Thuận trở vào miền Nam).

Mục sư Trần Xuân Phan là vị Chủ nhiệm đầu tiên của hạt Bắc Trung bộ. Mục sư Bùi Tự Do là vị Chủ nhiệm đầu tiên của hạt Nam bộ.

– Năm 1932 Địa hạt Bắc Trung bộ chia hai gồm: (1) Địa hạt Bắc hạt (Từ Thanh Hóa trở ra); (2) Địa hạt Trung hạt (Từ Nghệ An trở vào). Mục sư Lê Văn Thái là Chủ nhiệm đầu tiên của Bắc hạt.

– Tính đến cuối năm 1940, Bắc hạt có 58 Hội thánh, Trung hạt có 56 Hội thánh và Nam hạt có 75 Hội thánh.

5. Từ năm 1942 đến 1954

Đây là giai đoạn đất nước ở trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập kết hợp với ảnh hưởng của trận chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Ngay trong những năm đầu của giai đoạn này, các giáo sĩ của Hội Truyền giáo là những người bị ảnh hưởng trứơc tiên. Họ đã được lệnh từ Uỷ ban Truyền giáo Trung ương ở Nữu Ước ngày 2. 8. 1941, yêu cầu những người đã đến hạn nghỉ phép phải trở về ngay lập tức. Những vị giáo sĩ trẻ thì nên lánh qua Phi Luật Tân. Những ai còn ở lại thì phải tự lo lấy. Trong số 74 gia đình giáo sĩ đang hầu việc Chúa tại Đông Dương lúc bấy giờ, có 68 gia đình quyết định ở lại tại nhiệm sở, trong số đó có cả trẻ em. Tháng 4. 1943, tất cả các giáo sĩ bị tập trung tại Mỹ Tho theo lệnh của nhà cầm quyền Nhật, ngoại trừ ông bà Jean Funé được ở lại Sơn La (Bắc Việt) vì ông có quốc tịch Pháp. Tháng 7. 1943 có 13 giáo sĩ trong nhóm bị tập trung được hồi hương cùng với 12 trẻ em. ImageĐến tháng 9. 1943 thì có thêm một số người khác cùng trẻ em được hồi hương theo sự thỏa thuận giữa 2 chính phủ Mỹ- Nhật. Số người bị quản thúc còn lại 17 người.

Có một số sự kiện cần ghi nhớ trong giai đoạn này:

– Năm 1942, viên Toàn quyền Pháp cuối cùng tại Việt Nam là Jean Decoux, trong một hành động bày tỏ sự thân thiện đối với Hội thánh, đã ký nghị định công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam lúc bấy giờ là Mục sư Lê Đình Tươi.
– Có sự bất đồng xảy ra trong Hội thánh thuộc khu vực Cần Thơ. Mục sư Lê Văn Ngọ theo Cơ đốc Phục lâm.

– Cảnh đói kém xảy ra ở miền Bắc năm 1944 -1945 cũng ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của Hội thánh, nhưng không có một con cái Chúa nào bị chết đói.

– Truyền đạo Trần Như Tuân, chủ tọa Hội thánh Vinh khởi xướng tà giáo ấn định ngày Chúa tái lâm. Lần đầu tiên được ông ấn định là ngày 30. 9. 19.., lần thứ hai được ông ấn định lại là 1. 10. 1945. sự kiện này đã làm đổ vỡ đức tin của một số tôi con của Chúa trong các Hội thánh thuộc khu vực miền Trung. Phải nhiều năm về sau vết thương này mới được chữa lành.

– Trong giai đoạn này chúng ta cũng có thể chia làm 2 thời kỳ:

1) Thời kỳ củng cố và phục hồi (1948 – 1950)

Bắc hạt: Tái thiết 2 giáo sở Hải Phòng và Nam Định (1948). Cuối năm 1948 có thêm 4 Hội thánh được mở lại. Số người tin Chúa tiếp tục gia tăng. Riêng 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình có 75 người chịu báp têm. Hải Phòng khánh thành nhà thờ mới vào dịp mừng Chúa giáng sinh năm 1950. Chủ tọa là Mục sư Huỳnh Kim Luyện.

Trung hạt: Có 17 Hội thánh tiếp tục bị đóng cửa vì còn ở trong vùng tranh chấp. Chiến tranh giành độc lập vẫn tiếp diễn. Mục sư Nguyễn Văn Tài bị giết chết tại Ma Lâm (Bình Thuận). Theo báo cáo năm 1949, dù nhiều Hội thánh vẫn còn ở trong sự khó khăn, nhưng số tín hữu lại tăng thêm 1/3. Hội thánh Đà Nẵng trong năm 1950 có thêm 67 tín hữu.

Nam hạt: Có 38 Hội thánh vẫn tiếp tục bị đóng cửa. Nhiều nơi các tín hữu phải nhóm trong nhà riêng. Kinh tế bị khủng hoảng nên đời sống vật chất của các con cái Chúa cũng gặp nhiều sự khó khăn và ảnh hửơng cả đến những người hầu việc Chúa. Riêng khu vực tỉnh Cần Thơ, sau biến cố gây chia rẽ năm 1944, đến năm 1948 thì Hội thánh được ổn định và phục hưng. Mục sư Lê Văn Hiến, chủ tọa Hội thánh Cần Thơ, hiệp cùng giáo sĩ Paul E. Carlson hoạt động tích cực nên nhiều giáo sở được trả lại. 9/10 số tín hữu trước đây bỏ theo Cơ đốc Phục lâm, nay đã quay trở lại với Hội thánh. Số tín hữu chính thức thuộc Nam hạt lên đến 7759 người.

2) Thời kỳ tranh đấu cho sự phát triển (1951 – 1954)

Bắc hạt:

Clip gái xinh khác