Tiểu sử nghệ sĩ Kim Giác
(NLĐO) – Anh Trung, con trai của cố NSƯT Hoàng Giang, cho biết tin mẹ của anh là nghệ sĩ Kim Giác qua đời lúc 13 giờ 10 ngày 31-1 do bệnh.
"Mẹ tôi bệnh già, qua đời tại nhà riêng. Dù có bác sĩ đến nhà mỗi ngày chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, mẹ tôi đã ra đi trong niềm thương tiếc của gia đình" – anh Trung xúc động báo tin.
Cách đây không lâu, Chương trình "Mai Vàng nhân ái" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến thăm nghệ sĩ lão thành Kim Giác.
Ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động và ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nam Á, đã đại diện Chương trình "Mai Vàng nhân ái" trao quà hỗ trợ cho nghệ sĩ lão thành Kim Giác (phần quà là 5 triệu đồng) nhằm hỗ trợ bà vượt qua khó khăn trong dịch Covid-19.
Nghệ sĩ ưu tú Kim Giác qua đời
Nghệ sĩ Kim Giác lúc nhỏ tên là Nguyễn Thị Toa (sinh năm 1937, là con thứ 3 trong gia đình) quê ở Bến Tre, sau này được đổi tên Nguyễn Thị Giác. Vào nghiệp diễn, vì đóng vai hiền không vượt qua được ai nên bà đi tìm ngã rẽ mới với các vai ác tức đào độc.
NS Kim Giác là vợ của cố NSƯT Hoàng Giang (Đoàn cải lương Dạ Lý Hương) được khán giả yêu mến quà tài năng diễn xuất đa dạng trên sân khấu cải lương của ông bà. Nhiều năm qua, bà bị bệnh tai biến nên đôi chân yếu không thể di chuyển.
Bà là chị của NSƯT Ngọc Hương và nghệ sĩ Ngọc Lan. Trên Sân khấu Thủ đô, Thanh Minh Thanh Nga, Thống Nhất, Dạ Lý Hương, Văn công TP.HCM, Sài Gòn 1... Bà được khán giả yêu mến với các vai đào độc trên sân khấu trong các vở: "Nửa đời hương phấn", "Tiếng hạc trong trăng", "Trăng thề vườn Thúy", "Chiếc áo ân tình", "Tiếng trống sang canh"... Khán giả nhớ nhiều vai diễn của bà không phải ở giọng ca, mà là diễn xuất sắc bén.
Công chúng mến mộ bà đều nhớ đến hình ảnh các nhân vật: bà mẹ chồng độc đoán ("Ngã rẽ tâm tình", "Nợ tình"), bà mối lươn lẹo ("Tiếng hạc trong trăng"), bà chủ nợ cay nghiệt ("Nửa đời hương phấn")... dù đã qua nửa thế kỷ vẫn hằn sâu trong trí nhớ từng người.
Tang lễ của NSƯT Kim Giác được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất. Lễ tẩn liệm lúc 18 giờ ngày 31-1. Lễ viếng lúc 20 giờ ngày 31-1. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 2-2, sau đó hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, TP HCM.
bà đã để lại những vai diễn mẫu mực đến nay vẫn còn in đậm trong lòng khán giả.
Bà được khán giả yêu mến với các vai đào độc trên sân khấu trong các vở: "Nửa đời hương phấn", "Tiếng hạc trong trăng", "Trăng thề vườn Thúy", "Chiếc áo ân tình", "Tiếng trống sang canh"... Khán giả nhớ nhiều vai diễn của bà không phải ở giọng ca, mà là diễn xuất sắc bén.
Công chúng mến mộ bà đều nhớ đến hình ảnh các nhân vật: bà mẹ chồng độc đoán ("Ngã rẽ tâm tình", "Nợ tình"), bà mối lươn lẹo ("Tiếng hạc trong trăng"), bà chủ nợ cay nghiệt ("Nửa đời hương phấn")... dù đã qua nửa thế kỷ vẫn hằn sâu trong trí nhớ từng người.
Nghệ sĩ Kim Giác đột ngột qua đời
Tang lễ của nghệ sĩ Kim Giác được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất. Lễ tẩn liệm lúc 18 giờ ngày 31-1. Lễ viếng lúc 20 giờ ngày 31-1. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 2-2, sau đó hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, TP HCM.
Đạo diễn Thanh Hiệp cho biết khi anh đến nhà thăm hồi tháng 4/2020, bà còn hồng hào, khỏe mạnh. Anh quen bà từ lúc mới vào nghề, gọi Kim Giác và chồng bà - cố nghệ sĩ Hoàng Giang - là chú, thím Ba. Có lần, xem vở Nửa đời hương phấn trên tivi, bà gọi cho anh, phê bình một cô đào độc vì sử dụng quá nhiều thoại hài khi diễn vai bà Hai Lung đi đòi nợ, làm sai lệch tính cách nhân vật. Bà từng nói: "Nhiều diễn viên ngày nay thấy vai mình ít 'đất' thì thích thêm lời, diễn ào ào rồi chọc cười mà quên rằng với lớp đó, đạo diễn cần mình thể hiện đúng phân đoạn".
Năm 2008, đạo diễn Thanh Hiệp tổ chức hát mừng nghệ sĩ Phượng Liên về nước, tái diễn Nửa đời hương phấn - vở thành danh của Kim Giác - ở rạp Trần Hưng Đạo (quận 5). Lúc đó, Kim Giác bị bệnh nặng, không thể tham gia, Kiều Mai Lý diễn thay. Các đồng nghiệp đều tiếc khi vắng bà - một diễn viên chuyên đóng vai phụ nhưng luôn để lại dấu ấn sâu đậm.
Bà còn được biết đến với cuộc hôn nhân 40 năm cùng nghệ sĩ Hoàng Giang - "đệ nhất kép độc" của cải lương Sài Gòn trước năm 1975. Họ kết hôn khi về chung đoàn Thủ Đô. Sau khi đoàn giải tán, họ tiếp tục diễn cho gánh Thanh Minh Thanh Nga. Khi ông qua đời năm 2003, bà cũng nghỉ hát, sống cùng con trai.
Cuộc hôn nhân 40 năm của NSƯT Kim Giác
Ngã rẽ hẹp và độc làm nên tên tuổi người nghệ sĩ một cách kỳ lạ
NSƯT Kim Giác tên thật là Nguyễn Thị Toa, sinh năm 1937, là con thứ 3 trong gia đình, quê ở Bến Tre.
Nghệ sĩ Kim Giác sinh ra là đứa trẻ khó nuôi, từng được đắp mặt bằng lá môn để chuẩn bị đưa vào quan tài, nhưng về sau lại sống. Vì thế nên sau khi "phục sinh", mẹ bà đã đưa con gái vào chùa cúng và đổi tên thành Nguyễn Thị Giác. Sau này đi diễn, bà lấy nghệ danh là Kim Giác.
Nghệ sĩ Kim Giác vào nghề bằng một số vai đào thương nhưng không gây tiếng vang.
Bởi vậy, bà quyết định đánh liều tìm ngã rẽ mới hẹp hơn, thử sức mình với những vai đào độc, đào dữ, chấp nhận bị khán giả "ghét".
Nhưng không ngờ, nhờ lối diễn xuất tự nhiên, thần thái và giọng hát dày uy lực, bà lại thành công rực rỡ với kiểu vai dễ bị ghét này, lâu dần lại được khán giả ái mộ. Nhiều người cho rằng, đây là một thành công kỳ lạ của nghệ sĩ Kim Giác.
Đỉnh cao của nghệ sĩ Kim Giác là nhân vật Hai Lung (Nửa đời hương phấn) và bà Cả (Nợ tình). Trong khi đó khác hẳn với chị Ba, hai cô em gái Ngọc Hương, Ngọc Lan lại nổi đình nổi đám với các vai đào thương.
NSƯT Thành Lộc: Tôi ở một mình, có nhiễm bệnh cũng chẳng ai lo cho
Nghệ sĩ Kim Giác đã để lại trên Sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Sài Gòn 1… những vai diễn phản diện điển hình như người mẹ chồng độc đoán (Ngã rẽ tâm tình, Nợ tình), bà mối lươn lẹo (Tiếng hạc trong trăng), chủ nợ cay nghiệt (Nửa đời hương phấn)...
Những vai diễn này tuy không phải kép chính, đào thương, nhưng nhờ diễn xuất tài tình của nghệ sĩ Kim Giác mà trở nên ấn tượng, gây nhiều chú ý với khán giả.
Nhiều khán giả từng đi xem nghệ sĩ Kim Giác diễn đều phải công nhận rằng, thần thái của bà trên sân khấu toát lên sự lạnh lùng, độc đoán, cay nghiệt đến mức ai cũng phẫn nộ.
Nhưng cũng chính vì chấp nhận bị ghét trên sân khấu nên nghệ sĩ Kim Giác đã gặt hái thành công riêng cho mình qua việc tìm vào góc rẽ hẹp hơn những nghệ sĩ cải lương khác.
Đến giờ, dù đã qua nửa thế kỷ, nhưng những vai diễn của nghệ sĩ Kim Giác vẫn hằn sâu trong trí nhớ từng người.
NS Cẩm Ly đóng chung với NSƯT Kim Giác
Ác giả nhưng không ác báo, được khán giả tặng tiền sau khi diễn trên sân khấu
NSƯT Kim Giác kết hôn với NSƯT Hoàng Giang, cũng là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng với các vai kép độc, kép dữ. Giới nghệ sĩ vẫn coi họ là hình bóng của nhau vì trong lúc ông đóng kép độc thì bà lại vào vai đào ác.
Trên sân khấu, hai ông bà đều ác và dữ như nhau về tâm địa nhưng lại khác nhau về từng mảng miếng nên họ vẫn có những phong cách ác riêng. Loan phượng hòa minh, chính điều này mà khán giả mê mẩn cả hai, thật khó quên bởi mỗi người một vẻ. Nghệ sĩ Kim Giác cho biết: "Có một điều lạ là khán giả thường căm ghét các đào kép độc nhưng đối với vợ chồng tôi, không hiểu sao mọi người lại thương đến như vậy.
Nhiều suất diễn kết thúc, họ tìm gặp vợ chồng tôi để cho tiền hay tặng quà, làm chúng tôi rất cảm động.
Khán giả gặp tôi ở đình chùa hay ngoài chợ, ai cũng nắm tay lắc lắc vì được gặp "mụ Hai Lung", nhìn thấy "bà Cả" giữa đời thường chân tình, mộc mạc. Rõ ràng, chúng tôi ác giả mà không ác báo, lại nặng ân tình.
Sau giải phóng, chúng tôi vẫn ở lại trong nước, theo Đoàn văn công thành phố đến các vùng kinh tế mới để biểu diễn, có khi sân khấu là bìa rừng cạnh con suối nhưng không biết gì mệt nhọc, thiếu thốn. Sau những tràng vỗ tay là những lời khen các nghệ sĩ cải lương diễn hay và đóng đạt lắm".
Về già, nghệ sĩ Kim Giác thi thoảng vẫn đi diễn tấu hài tại một số sân khấu. Trong những lần đi diễn tấu hài ở phòng trà Tiếng Xưa, nhiều khán giả cũng tới cho bà tiền vì được gặp lại thần tượng một cách quá bất ngờ, cứ tưởng bà đã đi ra nước ngoài từ lâu.
Bà nói: "Nắm tay nhau trong xúc động, cả diễn viên và khán giả đều mừng mừng tủi tủi".
Tất nhiên, trong nghiệp diễn, không ít lần nghệ sĩ Kim Giác gặp phải những tình huống ngoài ý muốn vì đóng đạt quá. Có lần bà đi diễn tại Củ Chi với nhân vật Hai Lung trong vở Nửa đời hương phấn.
Vì bà diễn quá sắc sảo nên một khán giả đã từ dưới chửi oang lên: "Con mẹ già mắc dịch". Không những vậy, một số khán giả còn lấy cùi bắp ném thẳng lên sân khấu, khiến bà lãnh đủ.
Tuy nhiên, nghệ sĩ Kim Giác vẫn cho hay: "Dù ghét hay thương nhưng đó là tình cảm của công chúng đối với người nghệ sĩ đều rất đáng quý mà không phải ai cũng có được. Đây chính là động lực để họ giữ lửa cho nghề và làm trọn kiếp tằm nghệ sĩ nhả tơ nghệ thuật cho đời".
Nghệ sĩ Kim Giác được nhiều người quan tâm sức khoẻ
Nhiều năm nay, nghệ sĩ Kim Giác phải sống một mình vì chồng là nghệ sĩ Hoàng Giang đã ra đi trước. Bà cũng gặp tai nạn nên đôi chân rất yếu, phải nhờ sự chăm sóc của con cháu. Nhưng bù lại, chưa bao giờ bà lại thấy tình nghệ sĩ ấm áp như vậy. Những tình cảm, món quà từ Hội Ái hữu nghệ sĩ, tiền trợ cấp tượng trưng hàng tháng của Nhà nước cho nghệ sĩ già đặc biệt là các nghệ sĩ cùng sàn diễn như NSND Lệ Thủy, NSƯT Bảo Quốc, Hồng Nga, Phượng Liên, Hữu Quốc... đã trở thành "đôi chân" thứ hai của người nghệ sĩ già yếu này.
Tang lễ của nghệ sĩ Kim Giác được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất. Lễ tẩn liệm lúc 18 giờ ngày 31-1. Lễ viếng lúc 20 giờ ngày 31-1. Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 2-2, sau đó hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, TP. HCM.