Tiểu sử Lê Cát Trọng Lý - Nhạc sĩ chuyên kể chuyện bằng âm nhạc
Lê Cát Trọng Lý là ai
Cô tên thật là Lê Cát Trọng Lý.
Hình ảnh Lê Cát Trọng Lý
Lê Cát Trọng Lý sinh ra ở đâu
Lê Cát Trọng Lý là người con của Đà Nẵng, Việt Nam.
Lê Cát Trọng Lý sinh nhật vào ngày nào
Cô ca sĩ này sinh vào ngày 24 tháng 8 năm 1987.
Lê Cát Trọng Lý ở thời điểm hiện tại bao nhiêu tuổi
Hiện tại, Lê Cát Trọng Lý 34 tuổi.
Lê Cát Trọng Lý có những vai trò nào
Cô vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ.
Lê Cát Trọng Lý có thể chơi được những nhạc cụ gì
Cô nhạc sĩ này cho thể chơi guitar và vĩ cầm một cách chuyên nghiệp
Lê Cát Trọng Lý đã từng đỗ vào những trường đại học nào
Năm 2005, cô đỗ vào trường Đại học Đà Nẵng khoa tiếng Nga. Nhưng đến năm 2006, cô bỏ ngang, rời Đà Nẵng vào Thành phố Hồ Chí Minh, với niềm đam mê âm nhạc cô thi đậu vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh ở khoa Violon và học viola.
Lê Cát Trọng Lý bắt đầu hoạt động nghệ thuật vào năm nào
Cô ca sĩ bắt đầu bước chân vào con đường nghệ thuật vào năm 2008 cho đến nay.
Lê Cát Trọng Lý âm nhạc ảnh hưởng từ ai
Có rất nhiều ý kiến nói rằng âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý chịu ảnh hưởng từ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng cô nói rằng cô không thích nghe nhạc Trịnh vì nó quá buồn. Bên cạnh đó, cô còn giải thích thêm rằng việc ảnh hưởng âm nhạc từ trong tiềm thức do những ngày tôi còn đi học, chị tôi hay hát nhạc Trịnh. Thực sự ra thì tôi chịu ảnh hưởng từ những ca khúc dân ca và nhạc sĩ Phạm Duy.
Tóm tắt sự nghiệp của Lê Cát Trọng Lý
Lê Cát Trọng Lý sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, trong một gia đình có bố là ca sĩ Lê Băng Thanh, mẹ làm nghề giáo viên.
Năm 2005, cô tốt nghiệp trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Sau đó, cô thi đậu vào khoa tiếng Nga của Đại học Đà Nẵng.
Năm 2006, cô ca sĩ trẻ Lý này quyết định bỏ ngang và rời Đà Nẵng để vào Thành phố Hồ Chí Minh. Với niềm đam vô tận với âm nhạc, cô thi đậu vào khóa Violon của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, học viola tại đây avf bắt đầu sáng tác âm nhạc.
Năm 2007, cô ca sĩ trẻ tuổi này đoạt được giải 3 trong cuộc thi âm nhạc “Hát cho đam mê” do nhãn hàng Nokia tổ chức.
Năm 2008, cuộc thi “Bài hát Việt” do VTV3 tổ chức, Lê Cát Trọng Lý cũng đạt được một số giải: ca khúc “Chênh vênh” đoạt giải Bài hát của tháng 12, Ca sĩ thể hiện ca khúc hiệu quả tháng 12, Bài hát của năm - ca khúc Chênh vênh và Nhạc sĩ trẻ triển vọng.
Năm 2009, cô xuất sắc được chọn để hát trong chương trình của ca sĩ Francis Carbel tại Hà Nội.
Năm 2010, Lê Cát Trọng Lý biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, tạo được làn sóng dư luận cực kỳ tốt với 3 đêm diễn đều cháy vé. Không những thế, cô còn tham gia Festival Huế và tham gia lưu diễn Văn hóa Việt Nam ơi tại đất nước Na UY.
Năm 2011, cô ca sĩ nhạc sĩ trẻ này đã thắng giải Nhạc sĩ của năm tại giải Cống Hiến.
Vào ngày 20 tháng 11, 2011, cô ca sĩ trẻ này phát hành album đầu tay mang tên cô “Lê Cát Trọng Lý”. Sau đó, cô Lý đã tổ chức một chuyến lưu diễn xuyên Việt với chủ đề Lê Cát Trọng Lý - Vui Tour khoảng 2 tháng, tour diễn này giúp cô đem về không ít thành công và điều đặc biệt là đêm diễn tại quê hương của cô cháy vé. Sau khi kết thúc chuyến lưu diễn, cô quyết định dành ra 2 năm để học tại Hà Nội.
Lê Cát Trọng Lý - "Hát cho đam mê"
Lê Cát Trọng Lý đánh dấu sự trở lại sân khấu
Tháng 11, 2013, cô tái xuất bằng đêm nhạc Mùa thu trong em tại quê hương Đà Nẵng.
Tháng 8, 2015, ca sĩ Lê Cát Trọng Lý phát hành album mang tên Dreamer bao gồm 3 đĩa liên tiếp với chủ đề Vui Tour, Live in Church và Những kẻ mộng mơ. Album này kể lại quá trình làm việc của cô từ năm 2011 đến 2015.
Để giữ nguyên những khoảnh khắc chia sẻ cùng khán giả. Cô đã không xử lý âm thanh gốc. Một phần là cô muốn khán giả nghe và cảm nhận đúng chất các hợp âm, bên cạnh đó thì cô muốn họ thưởng thức soundcloud trong ca khúc của cô.
Album đưa khán giả đi đến từng cung bậc cảm xúc của nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý. Lúc thì vui vẻ như tấm cám đi xem hội trong thời hiện đại. Những lúc buồn, thăng trầm thì như cơn bão xuyên đêm. Đó là điều mà làm cho chúng ta thấy âm nhạc của Lý đậm chất mộc, đơn giản và rất bình dị.
Các bài hát của cô đều mang yếu tố tự sự
Lê Cát Trọng Lý kẻ khù khờ trong âm nhạc
Lê Cát Trọng Lý mới đây làm khách mời trong một đêm nhạc ở Hà Nội. Trong chiếc áo sơ mi dáng rộng, quần âu, cô ca sĩ nhỏ bé tự đệm đàn, hát hai ca khúc do mình viết - Vì sao cố giấu đi thật thà, Và ta không hát như lúc xưa. Nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý sáng tác những bài hát không nói về tình yêu mà chất chứa những ký ức, hoài niệm của mỗi người. Trò chơi nhớ số nhà, số điện thoại thuở bé, những người bạn cũ được cô kể lại một cách dung dị bằng âm nhạc.
Tùng Dương ví von Lê Cát Trọng Lý "mềm mại, dịu dàng" như nước, Thanh Lam nhận xét âm nhạc và con người cô "trong trẻo, hồn nhiên" trong khi ca sĩ tự nhận mình là một kẻ "khù khờ". Cô đặt tên một dự án âm nhạc của mình là Khù khờ tour, những người yêu mến Lê Cát Trọng Lý cũng gọi mình là "Khù khờ tộc".
"Ơi chúng ta cứ quên đi, nơi chúng ta bước lên xe, nơi chúng ta rất là già", Lê Cát Trọng Lý viết trong Khù khờ ca. "Khù khờ" đối với Lý là một ý niệm, một cách sống. Cô hướng đến sự tự do, hành động theo tiếng gọi của đam mê. Nhiều người trách cô "khờ", dù có lượng fan lớn nhưng không tích cực chạy show, tổ chức concert, ra sản phẩm. Mỗi liveshow của Lý "cháy vé" nhanh nhưng thường hạn chế số lượng. Cô từng lý giải không muốn chạy theo sự xô bồ của nền công nghiệp giải trí, thay vào đó, dùng âm nhạc để thực hiện những sứ mệnh với cộng đồng.
Lê Cát Trọng Lý và chuyến du học làm thay đổi
Sau một năm ở Đan Mạch, Lý trở về nước để thực hiện chuỗi hòa nhạc ở Hà Nội và TP HCM. Cô giới thiệu những tác phẩm mới như Con chim già ngất ngư, Ta nhe nanh to, Đường đến ngôi nhà không có, Dưới mưa dừng bước... Các ca khúc khai thác mạnh mẽ yếu tố cổ điển và dân gian đương đại, do cellist Nguyễn Thanh Tú chuyển soạn.
Ca sĩ Lê Cát Trọng Lý tâm sự sau thời gian du học, cô không còn muốn viết về những cảm xúc yêu đương, "chênh vênh" của cái tôi cá nhân. Cô thừa nhận trước kia "yêu nhiều, đớn đau chẳng ít" nhưng hiện tại, cô quan tâm đến những tình cảm lớn lao hơn. Những chuyến đi thực tế giúp cô thêm yêu thiên nhiên. Cô quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, những trẻ em nghèo và muốn dùng âm nhạc để truyền tải những vấn đề này. Cô viết về những vì sao, dòng suối, rừng cây. Trong nhiều chương trình, cô giới thiệu chuỗi những ca khúc đố vui để tương tác với khán giả.
Một số khán giả nhận xét nhạc của Lý "khó nghe hơn", "cần tính chuyên môn cao". Lý cũng thường tự nhận các sáng tác của cô "buồn ngủ", "nhạt". Thế nhưng lượng fan trung thành vẫn ủng hộ cô hết mực. Các concert của cô đều chật kín. Album Chẳng thể chia ra làm đôi "cháy hàng".
Chương trình dài hơi mới nhất của Lê Cát Trọng Lý mang tên Khù khờ tour. Cô thực hiện những chuyến đi đến các vùng nông thôn khắp đất nước, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, kết nối các em nhỏ với những nhà hảo tâm... Tất cả được Lý miêu tả ngắn gọn - "không chỉ để ca hát". Cô cho biết muốn kết nối những người bạn có năng lực và sự tử tế với nhau để cùng làm những điều tươi đẹp, tập trung vào niềm vui, bớt đi sợ hãi, chần chừ, nghi ngại trong cuộc sống. Kinh phí trang trải chuyến đi lấy từ lợi nhuận bán đĩa của cô. "Sau mỗi chuyến đi, tôi thấy tâm hồn rộng mở hơn", ca sĩ chia sẻ.
Lê Cát Trọng Lý và Diva Thanh Lam
Lê Cát Trọng Lý tự vỗ về sau những mất mát
Trước những biến động lớn trong một năm qua, từ thiên tai đến dịch bệnh, concert “Chúng ta đang thở kìa” của nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý như một lời ủi an với những triết lý sâu sắc qua thanh âm trong veo đến từ một tâm hồn luôn thiết tha với vạn vật.
Concert Chúng ta đang thở kìa của Lý được chia làm hai phần. Ở cả hai phần đó, ta đều không gặp lại Lý của ngày xưa.
Thay vào đó là một Lê Cát Trọng Lý với một diện mạo mới, và âm nhạc cũng mới, thử nghiệm đầy sáng tạo. Vẫn là giọng hát trong veo, thanh âm nhẹ nhàng khiến người nghe thấy dịu nhẹ đi hết bộn bề, nhưng âm nhạc đã kịch tính và nhiều phần khó nắm bắt hơn trước.
Không còn là cô gái 'chênh vênh' với những băn khoăn 'chưa ai nói em nghe' đầy mộng mơ, dung dị, nhạc của Lý nhiều triết lý hơn, mang tính thiền hơn và cả những trăn trở hiện sinh khiến người nghe phải cố lắm mới nắm bắt theo những tầng nghĩa.
Ở phần 1 là một Lê Cát Trọng Lý dung dị, lấy âm nhạc như một sự tri ân. Ca từ nhẹ nhàng đến từ một nỗi thiết tha yêu và được yêu, sống và được sống, vẹn tròn nhất ở hiện tại, nhưng cũng lắng lo nhất ở hiện tại. "Khi mình ôm nhau, không đôi co, im im không nói. Em thấy hy vọng, dù biết phải còn lo dài" hay "Đừng yêu như chơi trò chơi có người thua".
Phần 2 là thứ âm nhạc hàn lâm hơn với dàn tứ tấu cello cùng với những ca khúc đầy lạ lẫm được Lý sáng tác từ những cảm hứng về Mông Cổ và Châu Phi.
Nói lạ lẫm là bởi, người nghe đôi phần không hiểu những gì Lý hát, và cả những nốt nhạc cũng kén người nghe hơn, nhưng vẫn có sự cuốn hút gì đó khiến người nghe phải du dương hay lắc lư theo điệu nhạc.
Cái "gì đó" ấy đến từ phần thanh âm có sức gợi để tạo nên hình ảnh, mà như Lý nói là âm nhạc có thể cho ta thấy những sự rung động mới, những loại cảm giác khác nhau, không chỉ từ thính giác mà còn tưởng tượng ra khung cảnh trước mắt. Cái "gì đó" cũng đến từ những trăn trở mang tính hiện sinh của Lý trong ca khúc Mua Ibra mà rồi người ta cũng sẽ gặp đâu đó đôi lần trong đời, bởi đó là những vấn đáp nhân sinh, những trăn trở rất người: Chúng ta có thật sự đang sống không? Chúng ta có hối tiếc điều gì không?
Lê Cát Trọng Lý dung dị trong âm nhạc
Hình ảnh cô ca sĩ này tiêu biểu cho tấm gương của người trẻ về sự say mê công việc và ham học hỏi. Dù đang thành công nhưng cô vẫn tạm dừng để tu nghiệp. Để rồi khi trở lại là những thành công lớn hơn nữa. Đó là những gì thông tin về tiểu sử Lê Cát Trọng Lý. Mong rằng tất cả những thông tin ở trên đều hữu ích cho tất cả mọi người.