Tiểu sử cố ca nhạc sĩ Duy Khánh
Đã có khoảng thời gian các cánh săn tin ví von Duy Khánh như một sự khởi đầu của thế hệ nhạc vàng. Đáp lại sự ví von đó, Duy Khánh chứng minh mình là một trong tứ trụ nhạc vàng của Việt Nam thời điểm bấy giờ, cùng dàn ca sĩ tên tuổi như Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh vậy Duy Khánh bây giờ ra sao . Để biết rõ hơn về Duy Khánh là ai, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
cố ca nhạc sĩ Duy Khánh
Tiểu sử Duy Khánh
Duy Khánh còn có nghệ danh quen thuộc hơn là Tăng Hồng hay Hoàng Thanh.
Cái tên Duy Khánh được biết tới rộng rãi với tư cách là một ca sĩ theo thể loại nhạc quê hương và dòng nhạc vàng thời kỳ đầu thập niên 60. Cùng với dàn ca sĩ huyền thoại dòng nhạc này như Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh, Duy Khánh được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu.
Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với 30 ca khúc được các ca sĩ khác cũng như chính ông thể hiện vang bóng một thời, nổi tiếng phải kể đến Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê,...
Duy Khánh tên thật là gì?
Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp
Duy Khánh sinh ngày bao nhiêu?
Duy Khánh sinh năm 1936 và mất năm 2003.
Duy Khánh bao nhiêu tuổi?
Duy Khánh hưởng dương 67 tuổi.
Nguyên quán Duy Khánh?
Duy Khánh quê gốc tại làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị.
Duy Khánh cầm tinh con giáp?
Bính Tý.
Duy Khánh cung hoàng đạo?
Thiên Bình.
Duy Khánh chiều cao?
Chưa cập nhật.
Duy Khánh sống và làm việc ở đâu?
Duy Khánh hoạt động tại trong nước và hải ngoại, nhưng chủ yếu vẫn là hải ngoại (california).
Duy Khánh thời gian hoạt động nghệ thuật
Từ năm 1952 đến khi mất.
Duy Khánh xuất thân gia đình
Duy Khánh là con áp út trong một gia đình danh gia vọng tộc gốc tại làng An Cư, Triệu Phong (nơi dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, ông là Phụ chánh đại thần có uy quyền tối thượng dưới nhiều đời vua triều Nguyễn). Dòng họ Nguyễn này trước kia có vợ của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm.
Duy Khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng Nho và Phật giáo.
Thân sinh ông là cụ Nguyễn Văn Triển, người từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh Quảng Trị. Cụ Nguyễn Văn Triển (thường được biết dưới tên là ông Trợ Triển) đồng thời kiêm Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh Quảng Trị và từng là dân biểu thời Đệ Nhị Cộng hoà, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh.
Thân mẫu Duy Khánh là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu (ông là chánh quán làng Ðâu Kênh, Triệu Phong), bà là một phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Gia đình Duy Khánh có 6 anh chị em, ba trai, ba gái, mà hiện nay chỉ còn một anh cả còn sống tại Pháp.
Ảnh Duy Khánh
Duy Khánh hôn nhân gia đình
Năm 1964, Duy Khánh thành hôn với Âu Phùng, là một vũ công xinh đẹp gốc Hoa trong ban vũ Lưu Bình Hồng, họ sinh ra 2 người con. Về sau hai người đã ly dị.
Không lâu sau đó, khoảng 9 năm sau, vào giữa thập niên 1970, Duy Khánh một lần nữa tìm thấy hạnh phúc và sau đó kết hôn với bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu một thời gian. Họ có với nhau 3 người con, 1 trai và 2 gái.
Vào năm 1988, Duy Khánh cùng gia đình nhập cư sang Mỹ họa động nghệ thuật đến khi qua đời.
Duy Khánh bén duyên con đường nghệ thuật
Sau khi đỗ tiểu học năm 1949, Duy Khanh cũng như các con trong gia đình vọng tộc khác quyền thế trong tỉnh Quảng Trị, ông đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học. Vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học và cũng chính đây, Duy Khánh đã tìm thấy cho mình con đường khác, một con đường đi ngược lại với gia đình, với khả năng thiên phú Duy Khánh theo con đường nghệ thuật.
Trong một dịp nghỉ hè năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa chọn ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó Duy Khánh lấy biệt hiệu là Tăng Hồng chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát. Tại đây, ông tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong nhiều rạp chiếu bóng. Ông đã hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. Trong khi tham gia một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, anh đã tiếp xúc lần đầu với nhạc sĩ Phạm Duy. Và cũng chính từ đây, một bước ngoặt sự nghiệp của cố ca sĩ Duy Khánh bắt đầu.
Thời gian này tại Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng hơn với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này, tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy như: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung,... rồi đổi nghệ danh sau cùng là ca sĩ Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân nhất của ông.
Sự phản đối của gia đình không làm Duy Khánh chùn bước. Ông chuyển hẳn vào sống tại Sài Gòn, bắt đầu sự nghiệp ca hát trên các sân khấu đại nhạc hội, trên các đài phát thanh, thu đĩa nhựa và phát hành rộng rãi trong nội thành. Và Duy Khánh cũng thường xuyên hợp tác với đại ban của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước.
Lúc này, ông là nam ca sĩ nổi tiếng nhất thời điểm bấy giờ. Anh Ngọc, Duy Trác cũng là những nam ca sĩ nổi tiếng nhưng chỉ hát giới hạn cho các hãng thu băng, các đài phát thanh riêng lẻ với những bản nhạc tiền chiến rất chọn lọc, trong khi đó Duy Khánh thì lựa chọn nhạc có khuynh hướng dân ca, và rất thành công trên thị trường vì dòng nhạc hợp với thị hiếu đa số và có một chút phù hợp với thời điểm bấy giờ.
ca sĩ Duy Khánh
Duy Khánh con đường ca sĩ
Năm 1952, trong một dịp nghỉ hè, Duy Khánh tham gia và bén duyên thay ông đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa chọn ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó Duy Khánh lấy biệt hiệu là Tăng Hồng chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát.
Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca tên tuổi bấy giờ là Thái Thanh thu thanh bản nhạc trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy. Tiếp sau đó, cả hai người hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền và không thể thay thế với giọng hát Thái Thanh và Duy Khánh.
Năm 1959, Ông bắt đầu viết nhạc từ nhạc, những bài nhạc do nghệ sĩ Duy Khánh viết thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt từ người hâm mộ ngay từ hai sáng tác đầu tay là Ai ra xứ huế, Thương về miền trung.
Sau 30/4/1975, ông bị cấm hát một thời gian dài (lý do không được tiết lộ), sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, là nơi quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến,...
Năm 1988, Duy Khánh cùng gia đình mình sang Mỹ nhập cư và tiếp tục hoạt động con đường nghệ thuật, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.
Duy Khánh - cố ca sĩ nhạc sĩ - Nỗi buồn xa xứ
Mâu thuẫn nội tâm trong cuộc đời của Duy Khánh đã được báo hiệu từ những ngày đầu ông bước chân sang đất người lạ lẫm (1988).
Tưởng như cuộc đời sẽ có sự đổi thay theo khuynh hướng mộng mơ nơi xứ lạ khi cả gia đình được người em bảo lãnh sang Mỹ và được nhập cư hoàn toàn, nhưng có ngờ đâu, tâm hồn Duy Khánh lại trở nên bạc nhược. Lòng Duy Khánh luôn luôn muốn một lần trở về, tâm hồn anh bị xao động vì nỗi nhớ quê hương. Giọng hát đã pha những nghẹn ngào, những tiếc nuối.
Bên cạnh đó, những sáng tác của nhạc sĩ Duy Khánh thường thấy sẽ ẩn chứa nỗi sầu thương. n oán cuộc đời ông trao gửi hết vào lời ca khi hát về nỗi buồn xa xứ của một người con của nghệ thuật. Mỗi lời cất lên là một nỗi ám ảnh cố hương. Hãy lắng nghe rằng: “Anh ơi, cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương. Xin anh còn giữ vẹn câu thề. Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê. Ngày mai ta xa nhau rồi, nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi. Quê cũ mừng vui” (Xin anh giữ trọn tình quê).
Đây là bài hát anh đã sáng tác từ năm 1966, trước khi ông nhập cư nhưng với lời nhắn nhủ người khác đã chia tay bạn bè thân thương khi bỏ xứ xa quê, vậy mà chính giờ đây anh hát cho chính bản thân mình, khóc vì đã dấn thân nơi tha hương xứ người.
Trong thời gian sống và hoạt động nghệ thuật tại Mỹ, nhạc sĩ Duy Khánh lập trung tâm nhạc Trường Sơn để tự sản xuất đĩa hát, nơi quy tụ những nhạc sĩ nổi tiếng, những ca sĩ và ra mắt Album. Đáng chú ý, Duy Khánh còn mở lớp dạy nhạc miễn phí cho các con em Việt kiều, ngay tại trung tâm của ông. Lớp học luôn hướng tới tình yêu quê hương qua rất nhiều cung điệu truyền thống.
Phải thừa nhận một lần nữa rằng, âm nhạc Duy Khánh theo đuổi đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Và trong một chương trình có sự góp mặt của Duy Khánh trước kia, Duy Khánh chia sẻ: “ khi trong thời gian 15 năm sống trên đất Mỹ tôi khó sáng tác hơn trước. Nhiều đêm tôi đã khóc vì mong muốn được trở về. Nỗi buồn tha hương day dứt trong tâm hồn tôi”.
ca nhạc sĩ Duy Khánh
Duy Khánh nổi bật trong sự nghiệp
Sáng tác
✔️ Ai ra xứ Huế
✔️ Thương về miền Trung
✔️ Xin anh giữ trọn tình quê
✔️ Lối về đất mẹ
✔️ Huế đẹp Huế thơ
✔️ Tình ca quê hương
✔️ Biết trả lời sao
✔️ Bao giờ em quên
CD, Băng nhạc
✔️ Hát giữa quê hương (1969)
✔️ Quê hương và tuổi trẻ (cuối 1970, đầu 1971)
✔️ Người tình và quê hương (1971)
✔️ Ca khúc thịnh hành (1971)
✔️ Tình trong khói lửa
✔️ Cỏ May 1
✔️ Cỏ May 2
✔️ Quê hương ta (1990)
✔️ Tình đời, Tình bạn, Tình yêu (1990)
✔️ Sớm muộn tôi cũng về (1991)
✔️ Mẹ trong lòng người đi (1991)
✔️ Vườn dâu xanh (1991)
✔️ Những chiều không có em (1991)
Trình diễn trên sân khấu
Trung tâm Asia, gồm các chương trình:
✔️ ASIA 10 (1995)
✔️ ASIA 11 (1996)
✔️ ASIA 12 (1996)
✔️ ASIA 14 (1997)
✔️ ASIA 36 (2002)
Bên trên là bài viết về tiểu sử Duy Khánh cùng các thông tin bên lề cuộc sống của ông. Các bạn cùng đón chờ thông tin mới nhất về Duy Khánh luôn được cập nhật tại đây nhé.