Tiểu sử Dũng Nhi - Thầy giáo và cái duyên với nghệ thuật
Dũng Nhi với hơn 40 năm cống hiến cho nghệ thuật thứ 7 nhưng lại ít có duyên với những giải thưởng truyền hình thì bất ngờ 2 năm liên tiếp đoạt được 2 giải trong giải thưởng bình chọn phim truyền hình được yêu thích nhất
Tiểu sử Dũng Nhi
Tên đầy đủ của Dũng Nhi
Dũng Nhi có tên đầy đủ là Lê Dũng Nhi.
Dũng Nhi sinh năm bao nhiêu?
Chưa có thông tin
Dũng Nhi bao nhiêu tuổi?
Chưa có thông tin
Dũng Nhi mang quốc tịch
Dũng Nhi mang quốc tịch Việt Nam
Dũng Nhi sinh ra ở đâu?
Chưa có thông tin
Mẹ của Dũng Nhi
Mẹ của diễn viên Dũng Nhi là diễn viên Thu Hà
Nghề nghiệp của Dũng Nhi
Dũng Nhi là diễn viên
Nam diễn viên Dũng Nhi
Dũng Nhi và duyên số với nghề diễn
Dũng Nhi để lại ấn tượng và khiến người đối diện ngay lần đầu tiên gặp mặt liên tưởng là một nhà giáo với hình ảnh chỉn chu, mực thước. Ông chia sẻ rằng ông đã là một thầy giáo dạy văn và đã từng có khoảng sáu năm đứng trên bục giảng. Ông dạy văn và dạy ở trường điểm.
Năm Dũng Nhi chuẩn bị ra trường, mẹ ông là diễn viên Thu Hà của Đoàn kịch nói Trung ương đi lưu diễn dài ngày. Ông lên chỗ sơ tán chia tay mẹ và gặp được đạo diễn Quốc Long, lúc bấy giờ đang cùng đạo diễn Trần Đắc tìm kiếm gương mặt đảm nhận nhân vật anh hùng Lê Mã Lương cho bộ phim Bài ca ra trận. Dũng Nhi được hỏi là đã đồng ý. Sau khi thử vai xong, ông vừa được chọn thì lại có lệnh lên đường nhập ngũ. Đoàn phim trình bày, ban tuyển quân bảo, đất nước cần Lê Mã Lương trực tiếp cầm súng chứ không cần trong phim.
Dũng Nhi vào Quảng Trị, chiến đấu ở Thành cổ suốt 81 ngày đêm. Sau đó người ta lục lại hồ sơ, thấy nhà có 3 con trai thì 2 người con đã là liệt sĩ, chàng lính trẻ được xuất ngũ.
Cầm giấy ra quân về trường, Dũng Nhi lại gặp đoàn phim Bài ca ra trận. Vậy là vai diễn được trả lại cho anh lính vẫn còn khét lẹt mùi thuốc súng.
Lê Dũng Nhi sau khi đóng vai chính 1-2 phim điện ảnh nhưng vẫn chọn nghiệp gõ đầu trẻ. Đến khi đoàn phim Ngày ấy bên sông Lam chấm anh giáo trẻ Dũng Nhi vào vai người lãnh đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, giữa hai lựa chọn, hoặc thầy giáo hoặc diễn viên, ông đành phải chọn một. Và đã quyết định lựa chọn theo nghề diễn. Nhưng không phải trong vai trò diễn viên mà đi dần từng nấc. Thư ký, trợ lý rồi phó đạo diễn – cho đến tận lúc về hưu.
Với hơn 40 năm là diễn viên và cũng đóng nhiều phim nhưng nghệ sĩ Dũng Nhi lại là người ít xuất hiện trên báo chí. Dũng Nhi tự chọn cho mình cuộc sống giản dị, kín đáo. Nhiều khán giả và bạn bè cho rằng, ông chịu thiệt thòi bởi đóng khá nhiều phim nhưng giải thưởng mà ông có được là vào năm 2010 là giải Cống hiến với vai diễn trong phim "Ngõ lỗ thủng" và năm 2011 là giải nam diễn viên truyền hình được yêu thích năm.
Ông cũng chưa được phong tặng NSƯT... Những lúc như thế, Dũng Nhi chỉ cười. Hạnh phúc với ông là được làm nghề, được khán giả yêu mến và có một gia đình êm ấm.
Dũng Nhi với các vai diễn nguyên mẫu có thật
Dũng Nhi và phim “Sao tháng Tám”
Phim "Sao tháng Tám" là bộ phim đen trắng màn ảnh rộng đầu tiên làm về đề tài Cách mạng tháng Tám được sản xuất từ năm 1975-1976 của đạo diễn, NSND Trần Đắc.
Nghệ sĩ Dũng Nhi kể thời điểm quay "Sao tháng Tám" thì ông vẫn đang là giáo viên, vừa đi dạy vừa đi quay phim, có những buổi quay phim cả ngày, ông phải xin đổi ca với đồng nghiệp. Ông chia sẻ thời đó lương cát-xê của diễn viên rất thấp. Đóng phim gần 1 năm nhưng lương nhận được chỉ bằng 2 tháng lương của nghề nhà giáo.
Là "tay ngang" với điện ảnh nên nghệ sĩ Dũng Nhi cho biết khi diễn xuất ông phải phân tích nhân vật rất kỹ, kể cả ngày đêm, làm việc với đạo diễn để có thể hóa thân trọn vẹn vào vai Kiên.
May mắn cho ông khi vào vai nhân vật Kiên lại có nét tương đồng với ông ở ngoài đời. Nhân vật Kiên là thanh niên trí thức có khá nhiều điểm tương đồng nên hóa thân cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt, diễn viên Thu Hà trong phim đóng vai mẹ của nhân vật Kiên trên phim, ngoài đời cũng là mẹ của Dũng Nhi nên về nhà, ông thường được mẹ chỉ bảo nhiều trong kịch bản và diễn xuất.
Diễn viên Dũng Nhi và bạn diễn trong phim Bí thư tỉnh ủy
Bộ phim được quay trong bối cảnh năm 1975-1976, tình hình đất nước đang có biến động về chính trị nên ê-kíp làm phim cũng lắm gian nan. Đặc biệt, trong thời kỳ ấy, kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nên dụng cụ, máy móc quay phim cũng thô sơ và được quay bằng máy film. Theo quy định của Nhà nước, diễn viên chỉ được quay 2,5m film nên phải hết sức tiết kiệm, cố gắng để cảnh quay chỉ quay 1 lần.
Nam nghệ sĩ Lê Dũng Nhi chia sẻ thêm,vì thiết bị quay được nhập đồ cũ từ Nga và Đức nên độ nhạy sáng của phim thấp. Vì thế nhiều cảnh trên phim diễn ra trong đêm trăng nhưng thực tế cảnh phim đó lại được quay vào ban ngày.
Trên phim có những hình ảnh những con người gầy còm, những mái nhà tranh liêu xiêu, cây đa, hồ nước hoang sơ, vắng bóng người, những con đường đất đầy lá cây, mái chợ quê liêu xiêu lợp bằng những bó rạ khô, những chiếc nón mê rách tươm chẳng còn nổi vành nón, những khu phố Pháp cũ còn nguyên dáng vẻ phồn hoa, sang trọng hay nhà máy điện chạy than với những chiếc xe goòng chở than đẩy bằng tay... Người đói vật vờ như những cái bóng khắp các hang cùng, ngõ hẻm, với tiếng khóc, tiếng rên, tiếng kêu ai oán., đặc biệt những nhân vật ăn mày ấy được thể hiện bởi chính những người… ăn mày thật bên ngoài.
Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ chưa có một bộ phim nào có thể phản ánh thành công những ngày sôi sục trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và nạn đói kinh hoàng năm ấy như "Sao Tháng Tám".
Nam diễn viên Dũng Nhi nhớ lại: "Để có được những cảnh quay chân thực nhất nhằm tái hiện nạn đói năm Ất Dậu, tổ đạo diễn đã đi huy động được khoảng 20 người ăn mày ở khắp Hà Nội để làm diễn viên. Sau đó, mỗi người được đoàn phim trả 5 đồng. Đặc biệt, trong phim có một ông cụ gầy trơ xương ở khu gần chợ Bưởi được mời vào diễn. Nhưng khi phim được công chiếu, con cháu của ông đã đề nghị đoàn phim cắt cảnh đó vì nhìn thấy bố tội nghiệp quá".
Dũng Nhi trong một phân cảnh phim Bí thư tỉnh ủy
Người có duyên với các vai diễn nguyên mẫu ngoài đời thực
Nhiều người mong muốn được trở thành diễn viên vì có thể sống được nhiều cuộc đời, nhiều số phận khác nhau. Nhưng để được thể hiện những nhân vật có thật, lại rất nổi tiếng, với tần suất dày đặc như Dũng Nhi có lẽ cũng hiếm gặp. Ngoài vai diễn đầu tiên là anh hùng Lê Mã Lương (vai Nam) trong phim Bài ca ra trận, ông còn đóng chiến sĩ cách mạng trung kiên Tô Hiệu (vai Tông Hiến) trong Lời anh chưa kịp nói. Rồi nhân vật nhà văn Nguyễn Tuân (vai Nguyễn) ở Mê thảo – thời vang bóng, tay giang hồ khét tiếng Năm Sài Gòn nổi tiếng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, có vai thứ trưởng Cao Đức Cẩm từ trong Chạy án (phần 1 & 2). Và Bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim từ nguyên mẫu cha đẻ khoán hộ Kim Ngọc….
Diễn viên Dũng Nhi tâm sự, với một diễn viên, “mối duyên” ấy để thể hiện được thì dễ cũng có mà khó cũng nhiều. Dễ là vì đã có sẵn một nguyên mẫu, với ngoại hình, khí chất lẫn tính cách, số phận để mình làm điểm tựa mà nương theo. Khó là những con người ấy đều nổi tiếng. Những nhân vật ấy chỉ cần diễn viên sơ sẩy một chút là có sự so sánh, đánh giá ngay.
Như vào vai Bí thư Kim Ngọc, nếu sai, chắc chắn vợ con, bạn bè ông ấy có thể so sánh đời thực và trên màn ảnh. Bởi vậy, nếu làm không chuẩn, lột tả hết chiều sâu rất dễ bị nhận diện. Hoặc là các nhân vật trong tiểu thuyết, bản thân các nhân vật ấy đã rất hấp dẫn, rất đẹp, còn thể hiện trên phim, thực ra để thể hiện và làm nhân vật trong phim hay hơn tiểu thuyết là rất khó. Diễn xuất ra sao để họ đều chấp nhận hình ảnh mình tạo dựng, cho dù nó chỉ đúng một phần nhỏ với những gì đã tưởng tượng thật không đơn giản.
Gia đình Dũng Nhi
Có lẽ ít ai biết rằng, diễn viên Dung Nhi được sinh ra trong gia đình làm nghệ thuật. Từ ông, mẹ, anh em đến các con ông đều làm nghệ thuật, nhưng mỗi người chọn cho mình một con đường riêng. Ba người em của ông đều theo học các trường nghệ thuật. Ông anh theo bộ môn tuồng, mẹ là diễn viên kịch nói, dì là diễn viên ca múa, các em anh làm sân khấu, con trai và con dâu làm diễn viên ba-lê… Duy chỉ có ông vốn nhút nhát nên chọn nghề giáo. Ông đi đóng phim một thời gian thì giã từ nghề dạy học, về đầu quân cho Hãng phim truyện Việt Nam và học thêm nghề đạo diễn.
Con trai ông là Lê Vũ Long là cái tên không chỉ được các tín đồ yêu thích múa ba lê khâm phục mà còn luôn được khán giả của nghệ thuật thứ bảy dành cho nhiều sự ngưỡng mộ. Chạm ngõ điện ảnh bằng vai Phong trong bộ phim truyền hình đầu tay của đạo diễn Đỗ Thanh Hải Xin hãy tin em, anh đã khiến cho hầu hết khán giả trẻ thời điểm đó mê mẩn bởi vẻ ngoài lãng tử và hào hoa của mình.
Nam nghệ sĩ Dũng Nhi trong hai phân cảnh phim
Sau những thành công ấy, Lê Vũ Long trở lại với công việc chính của mình là nghệ sĩ múa, để lại nhiều tiếc nuối cho khán giả. Năm 2011, anh đã quay trở lại màn ảnh trong bộ phim truyền hình Hai phía chân trời.
Tiểu sử Dũng Nhi đã mang đến cho các bạn về một diễn viên đã có hơn 40 năm trong nghề và những chia sẻ của ông về những khó khăn khi quay phim vào những năm 70, cũng như thu nhập của nghề diễn, của nhiều diễn viên không hề lớn như chúng ta đã nghĩ.